Ý đồ cắt margin đột ngột của công ty chứng khoán luôn hiện hữu bất cứ lúc nào, dường như nó được xem là con át chủ bài giật thị trường khi họ thích. Khi nào thì ý đồ này được thực hiện?
Thường bắt đầu khi “room” margin ở một mã cổ phiếu nào đó gần đầy, Công ty chứng khoán sẽ giảm tỷ lệ ký quỹ, khiến nhà đầu tư đang margin lớn sẽ phải nộp thêm tiền, hoặc phải bán ra. Việc giảm tỷ lệ ký quỹ cũng chẳng liên quan đến tình hình của doanh nghiệp. Đơn cử năm 2016 cổ phiếu BHS bị HSC giảm dần từ 50% xuống 40%, 30% … cho đến khi tỷ lệ margin tại mã này giảm mạnh thì mã cổ phiếu lại được tăng tỷ lệ kỹ quỹ. Bất cứ một cổ phiếu được đông đảo nhà đầu tư ưa thích đều có chung cảnh ngộ này, diễn ra ở mọi công ty chứng khoán từ công ty lớn đến công ty nhỏ.
Một cổ phiếu bị công ty Chứng khoán hạ dần margin còn đỡ, có những cổ phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng bình thường còn bị những công ty chứng khoán giảm luôn tỷ lệ ký quỹ từ 50 % về 0%. Đơn cử FPTS mới đây từng hành động như vậy, trong khi những mã cổ phiếu này vẫn được hàng loạt công ty khác đang cho ký quỹ. Trong trường hợp này, phải chăng các công ty chứng khoán có quy mô nhỏ hết vốn cho vay, tháo vốn từ mã này để cho mã khác và muôn vàn lý do khác chẳng ăn nhập với nhau v.v.
Ý đồ cắt margin từng mã riêng lẻ không được bộc lộ rõ trên thị trường, cho đến khi các công ty chứng khoán có thể họ “rỉ tai nhau”, tỷ lệ margin căng rồi đấy, đỉnh ở đây chứ ở đâu, thị trường phân phối từ đó. Đó là một trong những lý do tại sao tin tốt cũng chẳng làm thị trường hưởng ứng, doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận tốt giá vẫn cứ giảm, thị trường chứng khoán Việt Nam cứ giảm khi thế giới cứ tăng,v.v.
Việc mỗi nhà đầu tư lựa chọn cho mình cách tránh được bẫy cắt margin của công ty chứng khoán vẫn còn để ngỏ !