Đầu tư Vàng ở Việt Nam có bao nhiêu bất tiện?

Giao dịch Vàng ở Việt Nam có thể nói là một thị trường giao dịch bất tiện nhất trong số các loại giao dịch.

Giá mua vào và bán ra trong chênh lệch quá xa, ví dụ ngày 13/2/2016 giá vàng của Việt Nam đã tăng vọt 1.000.000 đồng sau kỳ nghỉ tết nguyên đán. Việc tăng vọt của giá vàng rất dễ hiểu do giá vàng thế giới có đợt tăng giá mạnh nhất trong vòng 1 năm qua và còn vài ngày nữa đến ngày thần tài là ngày mà người dân hay đổ xô đi mua vàng lấy may. Tuy nhiên, giữa giá mua vào và bán ra chênh lệch lên tới 900.000 đồng(MV 33.500.000 đồng/1 lượng – BR 34.400.000 đồng/lượng), đây là một biểu hiện có tính đầu cơ, không phản ánh trung thực cung cầu. Ở những thời điểm thị trường ổn định giá mua vào và bán ra thường chênh lệch thấp khoảng 300.000 đồng/lượng.

Bán vàng là một vấn đề nan giải ở Việt Nam, vào thời điểm cuối năm 2015 người dân Việt hết sức lo lắng vì họ không bán được vàng mặc dù đó là Vàng thương hiệu quốc gia SJC vì lý do đó là mẫu mã cũ. Mỗi một lần đi bán vàng có bao nhiêu trở ngại nào vàng bị cong vênh sẽ bị trừ tiền, bao bì cũ cũng bị cắt ra, v.v.

Mua bán bất tiện để mua được ngay và luôn thì thông thường là phải dùng tiền mặt, vừa không an toàn vừa phức tạp. Một số ngân hàng được phép mua bán vàng nhưng có lẽ do có những bất tiện khi mua chốt giá, ký hợp đồng, ký quỹ, sau 2 ngày làm việc mới được nhận vàng. Nhưng có lẽ khi bán không lấy được tiền ngay và luôn khiến người bán vàng cho ngân hàng cũng không cảm thấy an toàn.

Trong bối cảnh thị trường tài chính đang có biểu hiện bất ổn, giới đầu tư có vẻ nghiêng về Vàng. Tuy nhiên, những bất tiện trong giao dịch Vàng có thể là một bước cản của thị trường này ở Việt Nam.