Thông tư 36 sửa đổi ai gặp rủi ro?

Cập nhật tin truyền thông 8.3.2016

Truyền thông Việt Nam đã tốn quá nhiều chữ, giới chuyên gia và nhà tư cũng tốn quá nhiều lời về việc sửa đổi thông tư 36. Chẳng lẽ nội dung sửa đổi khó hiểu đến mức thế sao? Hôm nay 8.3.2016 cả giới truyền thông, nhà đầu tư đều vui mừng với một bản phân tích về quan điểm sửa đổi của thông tư 36 của NHNN với cụm từ có giá trị như vàng mười: “Sửa Thông tư 36 không giảm tín dụng cho bất động sản

Thật kỳ lạ, về nội dung không có gì mới kể từ khi nó được phát đi, chỉ là cách nói khác đã khiến một bộ phận các nhà đầu tư như tìm thấy một cái phao cứu sinh trong khi họ đang ở trên bờ. Đáng sợ hơn, bộ phận nhà đầu tư này cho rằng dòng cổ phiếu bất động sản sẽ được hưởng lợi, đây là cái cớ để tăng giá trong những phiên giao dịch sắp tới. 

Vậy ai là người cho câu trả lời chính xác nhất về sự ảnh hưởng của Thông tư này? Theo chúng tôi chỉ là người đi vay trực tiếp họ mới biết được việc có dễ dàng tiếp cận với dòng vốn tín dụng cho BĐS hay không.

—————————————————————

6.3.2016

NHNN vừa công bố dự thảo sửa đổi thông tư 36 /2014/TT-NHNN mới đi vào hoạt động kể từ tháng 2/2015, theo hướng “kiểm soát” tín dụng vào bất động sản, là một trong những chủ để nóng nhất của báo chí trong tuần đầu tháng 3/2016. Cụ thể:

“Dự thảo sửa đổi dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%.”

Tuần qua, báo chí đã phải tốn không ít chữ, phải mời hàng loạt các chuyên gia để cho ý kiến về sự ảnh hưởng của việc sửa đổi dự thảo. RiskInfo.vn cho rằng như thế quá thừa, dễ gây tâm lý tiêu cực tới những nhà đầu tư đã và đang phải sử dụng dòng vốn của Ngân hàng vào việc mua bán đầu tư bất động sản.

Hãy chỉ nghe đại điện của NHNN giải trình nguyên nhân của việc sửa đổi:

  • Trong suốt thời gian qua trên 70% vốn ngắn hạn của các Ngân hàng đã sử dụng cho vay đầu tư vào BĐS và thường cho vay dài hạn, điều này dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của Ngân hàng là rất cao. Việc kiểm soát dòng vốn tín dụng ngắn hạn cho vay dài hạn vào BĐS là cần thiết,  hạn chế rủi ro cho ngành ngân hàng và  rủi ro  cho nền kinh tế.
  • Chính sách tiền tệ không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, do thị trường BĐS đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, cần có chính sách để hạn chế rủi ro, gia tăng các nguồn vốn khác như tiền nhàn rồi từ dân cư, vốn đầu tư nước ngoài hay kiều hối..
  • Đối với thị BĐS thì thông tư 36 là yếu tố rất nhỏ, cần có chính sách khác để điều tiết thị trường.

RiskInfo.vn cho rằng quan điểm của NHNN là đúng đắn, tuy nhiên nhà đầu tư không thấy được bức tranh dư nợ hiện tại của các Ngân hàng trong lĩnh vực BĐS nằm ở đâu? Chhúng tôi dự đoán, dòng vốn của ngân hàng nằm ở chủ đầu tư và các nhà đầu cơ. Đây là những đối tượng sẽ gặp rủi ro nhất khi dự thảo sửa đổi có hiệu lực, nhưng việc sửa đổi là cần thiết.

Như vậy, đối với thị trường BĐS Việt Nam rủi ro lớn nhất hiện nay là dùng vốn vay ngân hàng để đầu cơ với mục tiêu đầu tư ngắn hạn trong khi chính sách tiền tệ có thể thay đổi bất cứ lúc nào.