Đạo đức kinh doanh – Cách Quản trị là “rủi ro tiềm ẩn” ở nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Ngày 27/5/2016, trên các trang mạng của Việt Nam đã đăng tải bài viết “Tiền đi vay, tiêu vung tay”. Nội dung bài viết đề cập đến:” Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu chính phủ năm 2014 đã chỉ ra một loạt sai phạm trong vấn đề này như: Rót tiền sai địa chỉ, chi ít xin nhiều, thanh toán sai không đúng mục đích”. Có thể nói rằng:  Đây là một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam hiện nay, không chỉ nằm ở khu vực Quản lý Nhà Nước mà nó đang tồn tại ở nhiều  doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn, nhỏ,v.v như một khối U chưa có giải pháp cắt bỏ triệt để. Vậy đâu là nguyên nhân của những khối U nói trên? Liệu có phải “Đạo đức và Cách quản trị doanh nghiệp” là nguyên nhân cốt lõi?

Đạo đức của nhà quản trị chi phối như thế nào? Vay lớn, tiêu tiền không đúng mục đích, rút ruột Ngân hàng, rút ruột tiền doanh nghiệp (cổ đông).

Chúng tôi e rằng, khi Ông chủ của một doanh nghiệp lập hàng loại các dự án có quy mô vốn lớn, vay vốn ồ ạt liệu họ có tính đến khả năng không trả được nợ khi đến hạn? Nếu dự án hoạt động không hiệu quả thì phương án trả nợ thay thế sẽ là gì? Ví dụ trên TTCK Việt Nam trường hợp doanh nghiệp có nợ đến hạn vài chục ngàn tỷ, đang phải chờ giải cứu từ Ngân hàng Nhà Nước, từ Chính Phủ. Là nhà đầu tư, chúng ta có quyền tự hỏi tiền thực chất đã đi đâu? Chảy vào dự án thực chất bao nhiêu %? Dự án đã được đầu tư và hoạt động như thế nào kể từ thời điểm vốn được giải ngân? Nguyên nhân gì dẫn đến dòng tiền của dự án không đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn như phương án vay vốn? Tất cả những thông tin để trả lời được những câu hỏi này hoàn toàn không được công bố minh bạch mặc dù đó là công ty niêm yết.

Chúng tôi tin rằng nếu là một nhà quản trị có đạo đức trong việc sử dụng tiền vay, tiền của cổ đông thì khả năng dẫn đến việc không có khả năng thanh toán là thấp, hoặc sẽ tìm được cách giải quyết, chứ không phải ngồi chờ giải cứu. Một Ông chủ Nổ, tưởng mình có thể làm được tất cả, cùng với cách việc kiểm soát không chặt chẽ của Ngân hàng đó chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả này.

Trên thực tế, vào thời điểm Nhà Nước đưa ra gói kích cầu năm 2009, chúng tôi đã được nghe quan điểm của một trong những “Đại gia” ở Việt Nam như sau “ Hãy tận dụng vốn kích cầu, dễ tiếp cận, vay được ngân hàng càng nhiều càng tốt, nếu có sao thì cũng là mất tiền của Nhà Nước. Sau 5 năm, trên thị trường tài chính Việt Nam, Ngân hàng nhà nước đã phải ban hành hàng loạt thông tư để hỗ trợ hàng loạt doanh nghiệp được tái cấu trúc các khoản nợ, nhiều ngân hàng yếu kém phải sáp nhập, bị mua lại với giá  0 đồng.

Tại sao lại xuất hiện nhiều ngân hàng yếu kém phải sáp nhập, bị mua lại với giá 0 đồng? Đó là do nguyên nhân những ngân hàng này bị rút ruột. Dùng tiền ngân ngày để cho các công ty sân sau của các Ông chủ vay, với hồ sơ vay vốn thiếu tính pháp lý, v.v. Vụ án của Ngân hàng Đại Dương chỉ là một trong những ví dụ, có lẽ nó vô cùng phức tạp  nên cho đến bây giờ vẫn chưa thấy xét xử. Như vậy, nếu nhà quản trị không có ý đồ rút ruột Ngân hàng liệu có xuất hiện những Ngân hàng yếu kém?

Trên TTCK Việt Nam hiện nay, xuất hiện những doanh nghiệp lộ rõ hành vi rút ruột tiền của cổ đông thông qua hình thức như: Đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp không theo giá thị trường, không tương thích với mục đích kinh doanh cốt lõi, đầu tư lâu dài không đem lại hiệu quả, thậm chí thua lỗ, mặc dù đã đi qua rồi thời đầu tư tràn nan, đa ngành như năm 2006-20008. Ví dụ, Ban lãnh đạo dùng tiền của cổ đông mua bán một doanh nghiệp là cách thức chuyển tiền từ công ty A sang công ty B (Công ty B có thể là một công ty có liên quan đến Ông chủ của công ty A, cũng có thể là một công ty không có triển vọng kinh doanh do ông chủ của công ty A câu kết). Ví dụ một công ty bất động sản mua lại một công ty nông sản. Sau quá trình M&A cả hai công ty đều thụt lùi. Dòng tiền từ công ty B bằng cách nào đó lại được chuyển đi đầu tư sang công ty C và cuối cùng vào túi Ông chủ công ty A. Vậy cái gì chi phối hành vi này? Chính là đạo đức của nhà quản trị. Nhiều doanh nghiệp đang tồn tại những danh mục đầu tư nhiều năm không có lãi, thậm chí còn bị ảnh hưởng lỗ khi hợp nhất.

Cách quản trị là một điều đáng ngại của nhiều doanh nghiệp hiện nay?

Những bản kế hoạch kinh doanh không được xây dựng sát với thực tế, phóng đại. Doanh nghiệp phải vẽ ra những khoản lợi nhuận ảo để làm đẹp kế hoạch đã đề ra. Ví dụ mua bán một khoản đầu tư cho những công ty “hàng xóm”.

Cách làm việc của Ban lãnh đạo không dựa trên quy trình, quy chế được ban hành. Thậm chí không có cả quy chế làm việc giữa các cấp, các phòng ban.

Lãnh đạo thiếu trách nhiệm, không nhất quán, thiếu tính quyết định, không thực hiện kế hoạch đề ra, không xây dựng quy trình phát triển bền vững. Triển khai dự án luôn bị chậm tiến độ, hoặc thậm chí “đắp chiếu” nhiều năm liên tục mà không có giải pháp rõ ràng.

RiskInfo.vn nhận thấy rằng Đạo đức của nhà quản trị – Cách quản trị đang là “báo động đỏ” của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhưng việc nhận diện ra nó, thanh lọc, cải thiện nó không phải là dễ.