Vì sao KBC bị bán sàn với giao dịch khủng phiên giao dịch 3/11/2016

Mặc dù, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP, mã cổ phiếu KBC đã công bố báo cáo tài chính với doanh thu  9 tháng đã đạt 1.566 tỷ đồng, tăng trưởng 33 % so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 627 tỷ đồng tăng trưởng 75% so với cùng kỳ. Sau 9 tháng KBC đã đạt kế hoạch lợi nhuận cả năm theo phương án Khả quan doanh nghiệp đã trình ĐHĐCĐ là 630 tỷ đồng. Ngoài ra, theo số liệu báo cáo tài chính Quý 3/2016, khoản mục người mua trả tiền trước  là 868 tỷ đồng tăng 51,1% so với đầu năm.

Trong 9 tháng đầu năm, theo số liệu trên báo cáo tài chính KBC đã trả được 523 tỷ đồng, giảm 20% so với dư nợ đầu năm, số nợ vay mới tăng lên gần 100 tỷ đồng.

Như chúng tôi đã từng đánh giá KBC là một trong những công ty có quá trình tái cấu trúc thành công nhất trong giai đoạn vừa qua, và đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Cổ phiếu KBC cũng có quá trình tăng trưởng chắc từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, tại phiên giao dịch ngày 3/11/2016 cổ phiếu KBC có phiến giảm sàn kỷ lục nhất từ đầu năm đến nay với khối lượng khớp gần 16 triệu cổ.

Chúng tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân gì khiến KBC bị giảm quá đà như vậy, mặc dù do ảnh hưởng của thị trường chung giảm mạnh, nhưng nhìn vào giao dịch thì hầu hết ai cũng nhận thấy giống như bán bằng mọi giá, và công ty phải có những tin rất xấu.

Thông qua các nhà môi giới, các nhà đầu tư lớn, các công ty chứng khoán chúng tôi được biết có rất nhiều lý do không đáng để phải bán bằng mọi giá như vậy.

+) Lý do chủ yếu được cho là nguyên nhân chính đó là, việc KBC phát hành trái phiếu chuyển đổi . Kế hoạch này với KBC đã có từ lâu, phải chăng do nhà đầu tư đọc hiểu không kỹ nghĩ rằng trái phiếu đã chuyển đổi xong rồi, nhà đầu tư dường như đã quên mất nếu có chuyển đổi thì cổ phiếu cũng phải hạn chế trong vòng 1 năm tới, có nghĩa là làm gì có phiếu mới đưa vào giao dịch.

+) Giới quan sát cũng đã đánh giá rằng có những nhóm đã mượn cớ bán khống KBC mới có thể đẩy khối lượng giao dịch lên mức cao như vậy

+) KBC thủng ngưỡng 17.000 đồng/cổ phiếu cũng là một nguyên nhân khiến giới tư lo ngại bán theo cho an toàn tài khoản.

+) KBC bị hiểu lầm công ty đã thực hiện phát hành cả trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu riêng lẻ với giá phát hành với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, do có những trang thông tin đã đăng tải một bài viết dạng sao chép nguyên bản các nghị quyết ĐHCĐ của KBC, không tách biệt rõ ràng phương án nào đang triển khai, phương án nào chưa triển khai.

+) Nhà đầu tư không chịu đọc và phân tích thông tin mà doanh nghiệp công bố, mà chỉ nghe nói hình như là do liên quan việc phát hành trái phiếu gì đấy, hình như là một số công ty chứng khoán không đăng tải báo cáo tài chính của KBC nữa mà họ quên rằng chỉ HOSE, Website của doanh nghiệp mới là nguồn chính thống.

Theo đánh giá của các công ty chứng khoán mà chúng tôi tìm hiểu được thì tại phiên 3/11 KBC không hề bị các công ty chứng khoán bắt bán vì chạm margin.

Như vậy, có lẽ đây cũng là lưu ý quan trọng cho giới đầu tư và cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ giá cổ phiếu của công ty khi chạm mức nhạy cảm, ví dụ với KBC mức nhạy cảm hiện tại là 17.000 đồng/cổ phiếu. Giới đầu tư cần xác minh thông tin từ nguồn chính thống, đọc và đánh giá thông tin một cách cẩn thận.

Chúng tôi không cho rằng một phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ lại có thể là nguyên ngân gây nguy hiểm cho nhà đầu tư đến phải bán bằng mọi giá. Phải chăng  KBC đã có nhóm nào đó đã cố tình mượn cớ để bán khống? Đó cũng là một loại rủi ro cho cổ phiếu mà doanh nghiệp, nhà đầu tư cần kiểm soát.