Kể từ sau vụ tin tặc tấn công hệ thống mạng của Vietnam Airlines vào ngày 29/7/2016, liên tiếp xảy ra các vụ Tiền ở các Ngân hàng Việt Nam bốc hơi hàng loạt.
Ngày 4/8/2016, chủ tài khoản bị mất tiền là bà Hoàng Thị Na Hương (Hà Nội) đã bị rút 500 triệu đồng trong tài khoản;
Ngày 16/8/2016, ông Vũ Thành Phương, chủ thẻ MasterCard Debit của Ngân hàng (NH) TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank) liên tiếp nhận 14 tin nhắn từ tổng đài NH báo tin thẻ được giao dịch ở Nhật với số tiền hơn 17 triệu đồng.
Trong 2015, bà T.T.T.Phúc (Hà Nội) gửi tiền tại Phòng giao dịch Nguyễn Khuyến (Hà Nội) của SCB hơn 4,2 tỉ đồng. Ngày 19.11.2015, bà Phúc ra SCB rút tiền thì được biết ngày 5.10.2015 số tiền này đã được chuyển qua một tài khoản khác tên Hà, do một người đàn ông đến rút, không có hợp đồng ủy quyền của bà Phúc.
Vụ việc 26 tỉ đồng trong tài khoản Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển Quang Huân (trụ sở ở H.Củ Chi, TP.HCM) mở tại NH TMCP VN Thịnh Vượng (VPBank) mở tài khoản tại VPBank từ cuối tháng 3.2015. Khoảng tháng 7, bà Trần Thị Thanh Xuân, Giám đốc công ty, đến rút tiền thì 26 tỉ đồng trong tài khoản đã biến mất. Số tiền trên được chuyển ra khỏi tài khoản bằng séc. Người mua séc của công ty là bà Đoàn Thị Thúy Hằng (nhân viên VPBank) và người rút séc là ông Nguyễn Huy Nhựt (chồng bà Hằng) cùng 2 người khác là Đỗ Đình Bảo, Phạm Văn Trinh. VPBank đã viện lý do là nhân viên nghỉ việc, đến nay vẫn không giải quyết sự cố này.
Như vậy, có thể thấy sự cố Tiền bỗng dưng bốc hơi tại các Ngân hàng Việt Nam đang ở mức báo động. Nhưng nguy hiểm hơn là cách giải quyết của các ngân hàng không thỏa đáng: Vietcombank cố tìm lỗi để đổ cho khách hàng, VPBank đổ lỗi do nhân viên ngân hàng rút tiền của khách hàng đã nghỉ việc không giải quyết, SCB không chứng minh được hợp đồng ủy quyền của chủ tài khoản cho người rút tiền theo quy định pháp luật. Người có tiền có lẽ chưa biết để ở đâu khi hệ thống ngân hàng đang rủi ro ở mức cao, xử lý rủi ro không thỏa đáng, thiếu trách nhiệm như hiện nay.
(Tóm lược thông tin từ Internet)