27.9.2019
Cập nhật PHR
PHR vẫn câu chuyện bán đất cho NTC, VSIP đã đạt mốc hơn 70.000 đồng/cổ phiếu và giảm về mốc 51.000 đồng/cổ phiếu với lý do chưa thu được khoản tiền từ NTC. Tuy nhiên theo cáo cáo SSI, vào Quý 3, PHR sẽ ghi nhận dược khoản tiền hơn 800 tỷ đồng do chuyển nhượng đất cho NTC cổ phiếu đã tăng trở lại đạt mốc 60.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra việc bán NTC theo SSI, PHR sẽ không bán, cũng như chúng tôi dự định trước đây thương vụ này rất khó xác định bán cho ai, giá nào. Đây là cổ phiếu chỉ có thể đặt cược ngắn theo câu chuyện, không có con hào kinh tế.
Trích báo cáo SSI.
- Chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính thu nhập từ thanh lý cây cao su trong 2019-2020, từ 390 tỷ đồng xuống 250 tỷ đồng (-41% YoY) để phản ánh sản lượng thanh lý thấp hơn dự kiến và thay đổi trong giá bán trung bình, được giả định lần lượt là 1.000 ha (-23% YoY, như kế hoạch của công ty) và 250 triệu đồng/ha (-24% YoY).
- PHR sẽ không bán 32,85% cổ phần tại NTC. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng PHR sẽ tiếp tục thu về lợi nhuận và cổ tức từ công ty liên doanh này lần lượt ở mức 56 tỷ đồng (-64% YoY do khoản lợi nhuận bất thường trong 2018) và 67 tỷ đồng (+20%) cho năm 2019 và 2020.
- Trong quý 3, PHR sẽ chuyển nhượng 350 ha (trên tổng cộng 350 ha) cho Nam Tân Uyên để nhận 875 tỷ đồng tiền bồi thường đất, ghi nhận trong năm nay.
- PHR cũng sẽ chuyển nhượng 50 ha (trên tổng cộng 691 ha) cho VSIP 3 trong quý 3 để ghi nhận 65 tỷ đồng tiền bồi thường đất năm nay. 641 ha còn lại sẽ được chuyển nhượng trong năm sau, ghi nhận 833 tỷ đồng cho năm 2020.
Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa thành lập 1982, thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (sở hữu 66,62%), nước ngoài sở hữ 6,69%. Cổ đông nội bộ, Ban lãnh đạo sở hữu tỷ lệ thấp. Sự tăng trưởng của cổ phiếu PHR hàng năm từ năm 2016 đến nay khá tốt (59% – 2016, 81%-2017, 42%-2018, 77% – Quý 1/2019) đó là sức hút của PHR.
Cách công bố thông tin:
Có một website bình thường (trình bày, cách đưa thông tin), ngôn ngữ tiếng anh tiếng Việt không đồng nhất. Nội dung bản cung cấp thông tin cho cổ đông bắt buộc. Cách trình bày không làm nổi bật nội dung quan trọng. Ví dụ, trong tài liệu ĐHCĐ của công ty phần kế hoạch kinh doanh năm 2019 về mặt con số lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 100%, nhưng không nói rõ sự tăng trưởng này đến từ mảng nào. Chỉ trên bản tin sau ĐHCĐ có nhắc qua, người đọc tìm kiếm thông từ bản phân tích của các công ty chứng khoán.
Chỉ số tài chính:
- Không được kiểm toán bởi Big4,
- Tính từ 2015-2018 EPS ( 400 , 2.800, 2.453, 4.674) ; Cổ tức tiền mặt chia đều đặn hàng năm 15% – 20%; Thu nhập khác – bán gỗ cây cao su so với lợi nhuận trước thuế chiếm (39%, 41%, 43%, 53% ) ;
- 12.2018 Tỷ lệ Nợ vay tổ chức tín dụng/ Vốn chủ sở hữu 17% (thấp), giảm mạnh so với đầu năm 29%;
- Khoản mục Doanh thu dài hạn chưa thực hiện (Nợ dài hạn) 1.157 tỷ đồng tăng gấp 2,2 lần so với năm ngoái , là doanh thu cho thuê KCN Tân Bình – Tân Uyên – Bình Dương (phân bổ hàng năm ). Là khoản mục rất tốt , dễ bị hiểu lầm về Nợ . KCN Tân Bình do PHR sở hữu 80%, NTC sở hữu 15%. Đây mới là KCN cốt lõi của PHR . Năm 2019 KCN Tân Bình dự kiến bán 10ha (năm 2018 bán được 42,56ha, lấp đầy 78,5%), doanh thu 339 tỷ đồng (năm 2018 là 152,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 69,35 tỷ đồng (2018 là 65,98 tỷ đồng), nộp ngân sách 368 tỷ đồng (2018 là 98,1 tỷ đồng) . Như vậy dữ liện năm 2019 của KCN này đăng tải trên tài liệu ĐHCĐ 2019 có vẻ như cách trình bày ko rõ ràng, khó hiểu. Chúng tôi không quan trọng mục này. KCN này, đang đệ trình Chính Phủ mở rộng phê duyệt giai đoạn 2 là 1.055ha. Các doanh nghiêp trong KCN này chủ yếu là ngành gỗ, sản xuất bao bì, v.v
Kế hoạch năm 2019
PHR đặt kế hoạch doanh thu 2.192 tỷ đồng, tăng 2%, Lợi nhuận sau thuế 1.246 tỷ đồng tăng gần 100%, cổ tức tiền mặt 40% tăng 100% , EPSfw hơn 9.000 đồng tăng gần 100% so với 2018. Quý 1, công ty đạt 14% kế hoạch. Nguyên nhân gì PHR đặt kế hoạch doanh thu không tăng, lợi nhuận tăng 100% . Trên tài liệu trình ĐHĐCĐ PHR ko chi tiết rõ việc đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 100% từ đâu, tuy nhiên theo tổng hợp thông tin từ các công ty CK cho biết nguồn lợi nhuận đột biến sẽ đến từ mảng : Thanh lý cây cao su già, chuyển nhựợng cổ phần NTC, chuyển nhượng đất cho VSIP và NTC, các hoạt động khác không đem lại hiệu cao), nhưng vẫn đảm bảo duy trì lợi nhuần trên 1.000 tỷ đồng từ 2019 -2021, đó là câu chuyện của PHR
- Thanh lý hơn 1.000 ha cây cao su già và ước tính ghi nhận lợi nhuận 240 tỷ đồng – Công ty sẽ tiếp tục thanh lý hơn 1.000 ha cây cao su già và thu về 240 tỷ đồng lợi nhuận. Kế hoạch của công ty là thanh lý khoảng 1.000 ha cây từ nay đến năm 2020.
- Dự kiến thoái 32,5% cổ phần tại KCN Nam Tân Uyên (NTC – UpCom) trong Q2 – Thời gian thoái vốn tại NTC cần được VGR thông qua. Lãnh đạo công ty kỳ vọng PHR sẽ có thể tiến hành thoái vốn trong Q2 và kỳ vọng thu về 330 tỷ đồng lợi nhuận tài chính với giả định giá bán là 100.000đ. Theo quan điểm riêng của chúng tôi, hiện nay PHR sở hữu bởi NTC (5,256 triệu cổ, tương đương với 32,8%), Tập đoàn cao su sở hữu (3,267 triệu cổ, tương đương với 20,42%). Năm 2018, NTC có lợi nhuận đột biến từ việc chuyển nhượng Khu dân cư Nam Tân Uyên (do giá đất nền tăng), và đã thực hiện chia cổ tức bằng tiền 100%27/2/2018. Hai KCN đã khai thác hết 100%, đang chờ việc chuyển nhượng đất từ PHR, mở rộng giai đoạn 3 có quy mô 225 ha. Như vậy, năm 2019 về triển vọng NTC ko lớn nếu chỉ kinh doanh KCN. Thanh khoản cổ phiếu thấp, quỹ đất sẵn sàng ít, chưa rõ việc đã có sẵn đối tác hay chưa. Việc thoái vốn sẽ là không đơn giản nếu như chưa có sẵn đối tác.
- Công ty sẽ chuyển nhượng ít nhất 300 ha diện tích đất trồng cao su cho dự án VSIP; 325 ha cho dự án Nam Tân Uyên trong năm 2019 hoặc 2020 (đem lại khoản lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng/300ha chuyển nhượng, do giá đền bù thấp).
Quỹ đất PHR – làm nên câu chuyện tăng trưởng của PHR trong những năm tới.
PHR có quỹ đất 4.500 ha tại tỉnh Bình Dương sẵn sang cho chuyển đổi sang KCN và khu dân cư trong giai đoạn 2020-2025. Danh mục dự án của PHR gồm.
1. KCN Tân Bình Giai đoạn 2 với tổng diện tích đất xấp xỉ 1.055 ha. Công ty đang trong giai đoạn cuối đăng ký giấy phép xây dựng và dự án dự kiến sẽ khởi công trong năm 2020.
2. Dự án KCN Hội Nghĩa với tổng diện tích đất là 560 ha.
3. Trung tâm kinh doanh gỗ với tổng diện tích đất là 200 ha. Công ty sẽ hợp tác với tập đoàn đầu tư U&I để xây dựng trung tâm chế biến và kinh doanh gỗ trên diện tích đất khoảng 200 ha. PHR sẽ đóng góp 200 ha đất và vốn để sở hữu 51% cổ phần của liên doanh này. Dự án trong giai đoạn đàm phán với U&I.
4. Khu nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích đất là 1.000 ha.
Công ty sẽ thành lập công ty con chuyên về phát triển KCN và khu dân cư trong năm nay. Công ty con này sẽ trách nhiệm chuyển đổi quỹ đất khổng lồ 4.500 ha thành các KCN và khu dân cư.
Giá cổ phiếu
Trong 3 năm gần đây, giá cổ phiếu PHR đều tăng trưởng tốt. Đặc biệt tính từ đầu năm 2019 đến nay PHR có chặng đường tăng ấn tượng (từ 31.000 đồng – 54.000 đồng/cổ phiếu ngày 22/3/2019, tăng 74%; Giảm xuống còn 48.000 đồng/cổ phiếu – giảm 11%; tăng trở lại (48.000 đồng từ ngày 22-4-2019 – đỉnh mới 62.000 đồng vào ngày 28/5/2019, tăng 29% ), giảm trở lại 54.000 đồng 3/6/2019, giảm 12% . Hôm nay 7/6, PHR đang giao dịch với giá 58.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy PHR có các mốc giá đáng chú ý 48.000 đồng, 54.000 đồng, câu chuyện của PHR nếu như kế hoạch Công ty còn rất dài. HSC định giá mức hợp lý 55.000 đồng/cổ phiếu. Vậy điểm mua phải dưới 55.000 đồng càng sâu càng tốt, kỳ vọng trước tiên trở về đỉnh 62.000 đồng và có thể vượt đỉnh khi giao dịch chuyển nhượng đất và cổ phần có tín hiệu tích cực. Do nhà đầu tư nhỏ lẻ ko nắm được tin tức, chúng ta chỉ chờ mua vào ở mức giá khoảng từ 47000 đồng -54000 đồng. Chúng tôi đã từng sai lầm chỉ đọc hiểu qua loa và quyết định mua cổ phiếu, ví dụ lợi nhuận tăng đột biến mà ko tìm hiểu đốt biến từ đâu, liệu khả năng thành công như thế nào, khi nào.
P/S Bài viết có sử dụng nguồn báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, và website của công ty.
—————
Chúng tôi đang thực hiện cam kết dành 1h/ngày làm việc để tổng Hiểu doanh nghiệp niêm yết , hình thành một thói quen tốt . PHR được xem xét từ 3/6-7/6