Nỗi lo năm 2018 của TTCK mang tên ” Đòn gió của các Bác cá mập trên mạng xã hội”

TTCK Việt Nam đã đi qua những cú rơi lịch sử, không một cú rơi nào có lý do giống nhau: Mặc dù giới đầu tư dường như đã chịu đựng được cú rơi vì yếu tố kinh tế vĩ mô xấu đi, lạm phát, lãi suất , tỷ giá tăng cao, bắt bớ, tranh chấp trên biển đông, mất giá đồng tiền,v.v. Nhưng năm 2018 TTCK liên tục bị đe dọa bởi dòng chữ ngắn ngủi của các “ Bác cá mập” trên mạng xã hội.

Ví dụ điển hình nhất đó là những dòng chữ ngắn ngủ đe đọa đối phương của Tổng thống Trump trên mạng xã hội trong thời gian gần đây: Khi ông Trump đe dọa  áp thuế các mặt hàng của Trung Quốc đã khiến chỉ số chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh ngay lập tức, sau vài ngày đôi co giữa hai bên trên truyền thông, ông Trump lại tuyên bố để xoa dịu tình hình rằng “Mỹ sẽ không chiến tranh thương mại với Trung Quốc”; Trước đây, Ông Trump đã rút khỏi việc tham gia TPP, nhưng hôm qua 12/4/2018 Ông lại quyết định xem xét gia nhập TPP trở lại, lại khiến chỉ số chứng khoán Mỹ tăng lại.

Ở Việt Nam chỉ mới có 01“ Bác cá mập” dùng mạng xã hội than thở vài câu đại ý rằng mới gặp mấy ông bạn già, ai cũng lo ngại về diễn biến tương lai gần của TTCK, đây là giai đoạn nhạy cảm. Thế là ngay hôm sau chỉ số VnIndex đi 31 điểm trong khi đêm qua TTCK Mỹ tăng 429 điểm. Có thể nói TTCK Việt nam thường giảm theo thế giới, còn thế giới tăng kệ thế giới.

Tại sao lời nói “vu vơ” của mấy Bác cá mập lại ảnh hưởng lên toàn TTCK như vậy? Những câu nói giống như nhóm nhà đầu tư ngồi vỉa hè uống trà đá chém gió cũng có thể nói được thậm chí còn nhìn được nhiều rủi ro hơn thế nữa. Đáng lẽ ra ở vị trí như bác ấy phải viết thành bài tử tế, có con số chứng minh, được dự báo từ sớm mới xứng tầm chuyên gia hàng đầu. Nhưng không, chỉ đơn giản lo ngại mà thôi. Quả thật! Là nhà đầu tư nhỏ lẻ không theo mấy Bác cá mập không được vì không bán, bác ấy chắc chắn sẽ bán trước, mà bác có hàng, có tiền thì làm gì chẳng được. Chỉ khi nào mình có tiền, có hàng nhiều hơn bác ấy thì mới thay thế vị trí của bác ấy làm chủ thị trường. Vậy có lẽ phải chấp nhận đòn gió của các Bác cá mập.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng sự xung đột trên TTCK bởi đòn gió của các Bác cá mập không đáng ngại,  nó chỉ có thể bị sụt giảm ở mức độ nào đó để các bác cá mập thu mua lại hàng, chỉ sợ thế giới không thể sản xuất ra hàng hóa, hay tổ chức tài chính, tập đoàn tên tuổi nào đó trên thế giới phá sản thì đáng lo ngại thực sự, có thể phải mất hàng vài năm để giảm và để phục hồi.

+ Update ngày 18.4, Công ty CK MBS dự thị trường có thể giảm về mốc 900 điểm, cũng không có gì lạ bằng mấy phiên giảm đầu tháng 2. Mặc dù những câu nói của cá mập thông thường như nhỏ lẻ, nhưng khi cá mập muốn bán thì nhỏ lẻ một chịu trận hai là phải bán cho cá mập. Không bán cá mập sẽ bán cho các bác sợ thì thôi.

————–

Trở về quá khứ, chúng ta cùng nhìn lại những cú rơi lịch sử trên TTCK Việt Nam.

 

  1. Một quy định dự kiến được đưa ra áp dụng vào năm 2001 “ mỗi người chỉ được mua 3.000 cổ phiếu và phải nắm giữ nhiều tháng” đã khiến Vnindex bốc hơi 300 điểm so với đỉnh đã xác lập sau một năm TTCK Việt Nam đi vào hoạt động (khởi đầu 100 điểm – đạt đỉnh 571 điểm);
  2. 2001-2003, nhiều đợt giảm liên tiếp đưa VnIndex xuống 130 điểm, về mức thấp nhất lịch sử ;
  3. 2006 cơn sốt chứng khoán bộc lộ rõ nhất, cứ mua là lãi. Người người, nhà nhà đua mua chứng khoán không cần biết nội tại doanh nghiệp. Sau đà tăng nóng đạt đỉnh tháng 4/2006 lên VnIndex lên gần 600 điểm, VNIndex đã có đợt sụt giảm 60,93 điểm trong 8 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, sau đợt sụt giảm này nhờ những thông tin vĩ mô như Việt Namg gia nhập WTO, cắt giảm ưu đãi thuế với doanh nghiệp niêm yết, tạo ra làn mới đua lên sàn của các doanh nghiệp đã giúp VNIndex nhanh chóng phục hồi và thiết lập đỉnh mới vào tháng12/ 3/2007 đạt 1.170,68 điểm.

(Chúng tôi nhận thấy ở giai đoạn này,  khi Vnindex vượt đỉnh lịch sử vào 22/3/2018 đóng cửa ở mức 1.172,36 điểm, có vẻ giống thời kỳ 2006 -2007 giới đầu tư vẫn tin tưởng Vnindex vẫn tiếp tục còn có khả năng tăng lên mức 1.400 điểm trong năm 2018 do đánh giá bối cảnh vĩ mô Việt Nam đang khá tốt) .

Quay trở lại đợt sụt giảm tiếp theo, sau đợt tăng trưởng ấn tượng tháng 3/2007, đó là chuỗi ngày giảm điểm kéo dài và những tháng còn lại của năm 2007 vẫn còn thu hút một số doanh nghiệp lớn IPO đạt được giá cao như BVH, VCB, PVFC.

4.Đến năm 2008, nhà đầu tư mới thực sự “ghê sợ” TTCK, ngày nào cũng chứng kiến cản cổ phiếu giảm sàn. Nổi bật nhất là chuỗi giảm điểm 7 phiên liên tiếp khiến VnIndex mất 88,58 điểm bắt đầu từ 3/10/2008, khi đó cơ UBCK Nhà nước phải ra biện pháp giảm biên độ giao dịch HSX từ 5% về 1%, HNX từ 10% về 2%. Nguyên nhân chính của đợt sụt giảm này do cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ vào ngày 15/9/2008 khi Ngâng Lehman Brothers tuyên bố phá sản.

5. Giai đoạn sụt giảm 7/5 đến 25/8/2010, Vnindex có đợt sụt giảm sau giai đoạn tăng nóng từ  549.51 xuống còn 42.,89 điểm. Do ảnh hưởng  của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, áp lực từ Thông tư 13 của NHNN là những nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh.

6. Ngày 21/2/2011, Vn-Index mất 20,24 điểm, đóng cửa tại 483,68 điểm . Đây cũng là thời điểm việc thắt chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thông qua. Năm 2011 cũng được xem là mở đầu cho giai đoạn hiện tượng giải chấp margin sử dụng phổ biến; Giảm hơn 46 điểm (11,1%) trong ba ngày liên tiếp vào tháng 5/2011 (nhịp giảm sâu này hầu như không bị tác động bởi thông tin thời sự hay vĩ mô nào

7.Ngày 21/8/2012, sự kiện bầu Kiên bị bắt đã gây đợt giảm điểm trên diện rộng đối với sàn chứng khoán ngay từ khi mở cửa. Vn-Index mất 20,44 điểm, lùi về 416,84 điểm. Chưa dừng lại ở đó, chỉ hai hôm sau (23/8), chỉ số này tiếp tục bay hơi thêm 17,41 điểm và mất mốc 400. Giai đoạn này cũng được xem là mở đầu cho chuyện tin đồn gây ảnh đến thị trường ngày một phổ biến

8. Giảm trên 30 điểm ngày 8/5/2014 Vn-Index mất 32,88 điểm(5,87%) được đánh giá là cú giảm điểm tệ nhất trong lịch sử thị trường cho đến thời điểm này. Nguyên nhân chính, theo giới đầu tư là những căng thẳng leo thang về chính trị trên Biển Đông gây ảnh hưởng lên tâm lý người cầm cổ phiếu.

9. Ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) thêm 1,1%, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp phá giá đồng tiền này. Như vậy, chỉ trong 3 ngày, đồng CNY đã mất giá 4,6% so với đồng USD. Động thái này của PBOC đã tác động tới chứng khoán toàn cầu, không ngoại trừ TTCK Việt Nam. Áp lực bán ra ồ ạt ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, từ nhóm cổ phiếu lớn như dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm, đến các cổ phiếu đầu cơ, khiến thị trường suy giảm mạnh, mất gần 19 điểm trong 2 phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index đã giảm sâu xuống dưới mốc 600 điểm, đóng cửa chiều 13/8 tại 594,2 điểm.

10. 2016 Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài có tác động mạnh mẽ chưa từng thấy. Đó là các sự kiện rất ít nhà đầu tư nghĩ tới khả năng xảy ra, như: sự kiện thị trường chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1.4, sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 24.6, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 9.11. Hầu hết các sự kiện này đều tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam và dẫn đến hoạt động bán tháo, dù chỉ là những biến động từ bên ngoài. Ngày 24.6, VN-Index có lúc đã sụt giảm 5,47%, ngày 9/11 giảm sâu nhất 3%. Tuy nhiên do nền tảng của thị trường vẫn tốt nên đã phục hồi ngay sau đó.

11. Năm 2017 là một năm tăng trưởng ấn tượng của TTCK Việt Nam nhưng không tránh khỏi đợt sụt giảm do tăng nóng và Phiên 9/8/2017 Vnindex giảm 17,91 điểm do tin đồn nguyên Chủ tịch BIDV bị bắt (đây là lần thứ 2 Ông tin đồn Ông Bắc Hà bị bắt khiến TTCK bốc hơn tỷ đô)

12.Hai phiên giao dịch 5/2/2018 và 6/2/2018 giảm ‘kỷ lục’ hơn 56 điểm xuống mức 1.048,71 điểm. Đây được coi là mức biến động lớn nhất kể từ sự kiện biển Đông năm 2014 do ảnh hưởng TTCK thế giới liên tiếp có những phiên giảm trên 1000 điểm (một phần là do hầu hết các chỉ số chứng khoán đã có đợt tăng mạnh kéo dài trong đó có Việt Nam). Sau đợt giảm này, chỉ số chứng khoán thế giới xuất hiện các đợt tăng giảm đan xen có mốt phẩn ảnh hưởng từ những phát biểu của Ông Trump.

RiskiInfo biên tập, tổng hợp từ Internet 13.4.2018, VNIndex chốt phiên giảm 15.88 điểm chốt phiên đạt 1.157,14 điểm mất mốc 1.170 điểm thần thánh.

Đọc lại bài viết:

Những Nỗi Sợ Trên TTCK Việt Nam

Mối lo ngại khiến TTCK suy giảm trung tuần tháng 4 năm 2017