Việc kiểm soát rủi ro hiện nay mới chỉ được chú trọng ở các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán. Hầu hết các doanh nghiệp phi tài chính đều không chú trọng việc kiểm soát này, có thể dẫn đến hoạt động quản trị doanh nghiệp lỏng lẻo, phối hợp giữa các phòng ban không ăn khớp,v.v. Vậy liệu chúng ta có cần thiết tồn tại một Ban quản trị rủi ro ở những tập đoàn phi tài chính hay không? Câu trả lời của chúng tôi là có, bởi bất cứ hoạt động nào trong doanh nghiệp đều có rủi ro xảy ra. Dưới đây chúng tôi nêu một vài rủi ro đơn giản mà doanh nghiệp có thể gặp.
- Kiểm soát rủi ro yếu tố con người (nhân sự). Chúng ta nên hiểu rằng yếu tố nhân sự có thể gây ra các rủi ro như: Đối với những đầu việc quan trọng chỉ có một nhân viên trong tập đoàn biết làm, khi nhân sự đó nghỉ việc đột ngột thì mọi thứ sẽ bị gián đoạn. Vì vậy chúng ta cần tối thiểu 02 người. Cụ thể, tôi áp dụng điều này cho riêng Bộ phận Tài chính – kế toán của tôi như sau: Trước đây, việc lập phương án vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu đều do tôi làm việc trực tiếp với ngân hàng, các nhân của phòng kế toán chỉ biết lưu trữ hồ sơ, kiểm soát thanh toán sau giải ngân. Sau này, tôi thấy không ổn vì các em làm việc nhiều năm ở phòng kế toán mà chưa ai từng làm một phương án vay hoàn chỉnh. Tôi đã lâp tự một nhóm chát không cần chỉ đạo của Trưởng Ban, bắt đầu cùng chia sẻ các bước lập hồ sơ vay vốn, chuẩn bị tài liệu theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng từ những phương án vay cụ thể. Bạn nào quản lý hồ sơ dự án nào, sẽ chủ động lập phương án vay cho dự án đó, thế là công việc của tôi đã được giảm thiểu, nhân viên của phòng tôi cũng đã đỡ chán hơn vì họ cảm thấy được học thêm kỹ năng nghề nghiệp.
- Kiểm soát rủi ro dòng tiền, thanh khoản: Đây là rủi ro quan trọng nhất, đáng sợ nhất đối với một tập đoàn nếu chúng ta để mất thanh khoản, không thu xếp được nguồn trả nợ khi nợ đến hạn. Hệ số tín nhiệm của Tập đoàn sẽ bị nhảy nhóm, mọi hoạt động có thể bị ngừng. Vậy để hạn chế rủi ro này, chúng tai phải làm gì? Có một sự thật đáng tiếc rằng: Ban lãnh đạo, hay các phòng ban khác nghiễm nhiên coi đó là việc của bộ phận tài chính kế toán. Bộ phận nào đi vay, bộ phận đó tự lo nguồn trả nợ, việc kinh doanh không liên quan. Cá nhân tôi không đồng ý quan điểm này, tôi muốn rằng các Khoản nợ của công ty phải Ban ban lãnh đạo công ty, một số phòng ban liên quan như Ban kinh doanh, Ban xây dựng, sản xuất sản phẩm ghi nhớ và hiểu rõ mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Bởi bộ phận tài chính kế toán thu xếp tiền về để đầu tư, kinh doanh, xây dựng,v.v. Các ban liên quan như kinh doanh, xây dựng phải nắm được thời hạn trả nợ mà tăng trách nhiệm hoàn thành công việc của họ để tạo ra dòng tiền,v.v. Có như vậy, chúng ta mới giảm thiểu rủi ro mất thanh khoản. Trong trường hợp bất khả kháng, các ban khác đã báo cáo các lý do chính đáng không thể tạo ra dòng tiền kịp thời để trả nợ sau khi đã nỗ lực hết mình, thì Ban lãnh đạo và Ban Tài chính sẽ nỗ lực tìm các giải pháp thay thế. Thực tế hiện nay về cơ bản các ban xây dựng, kinh doanh là những ban trực tiếp, gián tiếp sử dụng tiền vay, nhưng gần như quên mất mình cũng cần phải nhớ trách nhiệm tạo ra dòng tiền để trả nợ đúng hạn. Chính vì điều này mà tôi trân trọng những Tập đoàn đưa mục tiêu quản trị rủi ro lan tỏa tới tất cả các nhân viên trong Tập đoàn như yêu cầu tuyển dụng của Quý Tập đoàn.
- Kiểm soát rủi ro tồn tại khoản mục xấu trên báo cáo tài chính quá lâu: Đối với các công ty niêm yết, báo cáo tài chính có những khoản mục mà cổ đông, nhà đầu tư e ngại như: Khoản phải thu của một bên liên quan để quá lâu trên báo cáo tài chính không được xử lý, chúng ta hiểu rằng đó là một nghiệp vụ ảnh hưởng không tốt đến uy tín, cách sử dung dòng tiền của công ty. Vì hiện nay, cổ đông và nhà đầu tư Việt Nam vẫn hiền, ít phản kháng, nếu không hài lòng họ có thể bán danh mục là xong. Vì vậy, nhiều Tập đoàn cũng kệ không chú ý xử lý.
- Kiểm soát rủi ro triển khai dự án chậm tiến độ: Việc các dự án bất động sản chậm tiến độ là điều thường xuyên xảy ra, nhưng để xác định nguyên nhân, nâng cao trách nhiệm của người quản lý dự án có thể còn lỏng lẻo. Tôi từng biết có những dự án chậm tiến độ vì Trưởng ban dự án cố tình chậm triển khai, Ban lãnh đạo cũng không xử lý mạnh, sự việc đến đâu tính đến đó v.v.
- Kiểm soát rủi ro pháp lý dự án bị chậm phê duyệt: Có nhiều dự án bị chậm phê duyệt, lỗi nằm ở doanh nghiệp chứ không phải chính quyền. Nhưng cứ năm này qua năm khác nó vẫn bị treo trên giấy.
P/s Bài viết này thuộc bản quyền của riskinfor.vn (quynhttp@gmail.com). Nếu bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào muốn tham khảo ý kiến xin vui lòng liên hệ email chúng tôi đã ở đây.